Hạt giống dưa chuột Nhật bản F1

  • Giá cũ: 25.000 đ
  • Giá mới:

    20.000 đ

  • Số lượng đã bán:
  • Hãng sản xuất: Nhật bản
  • Bảo hành:
  • Đánh giá:

  • Khuyến mãi:

Hạt giống dưa chuột Nhật bản F1 cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh , kháng bệnh tốt . Trái dài 35- 40 cm , đường kính quả 2-3cm , màu xanh sáng rất đẹp , thịt chắc dày , ăn ngon ngọt

Thời vụ trồng dưa chuột  Nhật Bản F1

–  Tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 8.

Hướng dẫn gieo hạt giống dưa chuột  Nhật Bản F1

– Nếu bà con trồng diện tích 1000m2 thì cần 50 – 80gr hạt giống. Hạt giống dưa chuột  Nhật Bản F1 ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong 1 giờ rồi vớt ra để ráo nước, dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho nứt nanh ( trong khoảng 24 giờ) thì đem gieo. Bạn có thể gieo trực tiếp ra ruộng hoặc vào trong khay xốp sau 7 ngày đem cây con ra ruộng trồng.

– Ở vụ Đông Xuân thì bà con lên luống rộng từ 1 – 1.2m, cao 20 – 25cm, Rãnh rộng từ 50 – 70cm để chứa nước. Mỗi một luống trồng hai hàng cách nhau 40 – 50cm, mỗi hốc cách nhau 20 – 25cm, mỗi một hốc gieo từ 1 -2 hạt. Bà con nên gieo thêm hạt vào bầu đất để trồng dặm.

– Vụ hè thu mưa nhiều hơn bà con cần lên luống cao hơn ( 25 – 30cm) Luống rộng khoảng 60 – 70cm, rãnh rộng 50 – 70cm và phải thoát nước tốt. Mỗi một luống trồng 1 hàng các hốc cách nhau 25 – 30cm, mỗi hốc gieo 1 -2 hạt.

– Trước khi trồng 7 – 10 ngày bà con nên bón lót vôi bột, phân chuồng hoai mục, super lân, phân hữu cơ, kali, rãi đều trên mặt luống trồng, sau đó xới lại để trộn vôi, phân, đất nhằm tăng ph thích hợp cho cây dưa leo nhật bản và cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ đầu. Sau khi đó tiến hành phủ bạt nilon, đục lỗ và trồng.

Làm giàn cho dưa chuột Nhật bản.F1

– Bà con có thể làm giàn trước hoặc ngay sau khi trồng  hoặc khi cây có tua cuốn. Có thể làm giàn bằng che hay bằng lưới nilon, cọc tre cao khoảng 2 – 2.5m cắm theo hình chữ A.

Chăm sóc dưa chuột Nhật bản F1

– Khi cây con bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng đến 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virut phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lan.

Bón phân:

Lượng phân: Mỗi 1000 m2 bón khoảng 1 – 1,5 tấn phân chuồng mục + 100 kg vôi + 50 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 2 kg HVP Organic + 20 – 30 kg Urea + 20 – 25 kg Kali + 30 – 40 kg Super lân + 30 – 35 kg DAP + 20 – 25 kg NPK (20 – 20 – 15) .

Cách bón:

+ Bón lót trước khi trồng: Bón lót toàn bộ vôi, phân chuồng, super lân, phân hữu cơ sinh học HVP 401B, HVP Organic + 5 – 6 kg DAP + 3 kg Basudin 10H. Bón rãi theo hàng hay rãi đều trên mặt liếp rồi sau đó xới đất lấp phân lại.

+ Bón thúc lần 1: bón lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuống với lượng 17 – 20 kg DAP + 10 -15 kg Urea + 10kg Kali. (đục lỗ các gốc khoảng 15 cm bỏ phân lấp đất lại sau dó tưới nước hay pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới. Chú ý: sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây).

+ Bón thúc lần 2: khi cây sắp ra hoa đầu tiên 15 – 20 kg DAP + 15 kg Kali + 10 – 15 kg Urea

+ Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái pha loãng phân NPK (20-20-15) tưới bổ sung một lần (mỗi lần pha khoảng 5 – 7 kg NPK (20-20-15), chú ý pha loãng để tránh làm hư rễ cây. Nhằm cung cấp dinh dưỡng kiệp thời cây cho cây nhiều trái hơn giảm số quả bị đèo.

Phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:

– Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà – Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rễ, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.

– Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 1 lần giúp cây ra nhiều hoa, đậu nhiều trái. Khi cây bắt đầu ra hoa và đậu trái rộ phun HVP Giàu Canxi + Giàu Bo + Giàu Lân + Giàu Manhê để cung cấp kiệp thời dinh dưỡng cho cây và tăng đậu trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà – Ớt phun, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp.

7. Thành phần sâu bệnh hại trên cây dưa leo và cách phòng trừ

a) Sâu hại

* Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m2).

* Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Polytrin, Trigard

* Bọ trĩ: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn không phát triển được và tác nhân lây lang bệnh do virus, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Confidor, Regent, Polytrin, Selecron.

* Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa

b) Bệnh hại

* Bệnh virus: trong giai đoạn 10 – 30 NST thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để nhổ bỏ triệt để cây nhiễm bệnh và phòng trừ nhóm con trùng chích hút (bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm).

* Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như sau:

– 12 – 15 ngày sau trồng phun Amictar 250SC

– 19 – 22 ngày sau trồng phun Ridomil Gold 68WG

– 30 – 35 ngày sau trồng phun Aliette 800WG

Thu hoạch

Sau khi gieo hạt giống dưa chuột  Nhật Bản F1  khoảng 30 – 40 ngày tùy theo giống và chăm sóc thì dưa cho thu hái  trái. Những trái lớn, da láng bóng, rụng hết gai là có thể thu hái được, không nên để trái lớn quá mới hái như vậy sẽ ăn không ngon và ảnh hưởng đến các đợt thu trái sau. Khoảng 1 – 2 ngày thu hái một lần tùy theo đợt ra trái rộ. Nếu biết cách chăm sóc tốt một vụ có thể cho thu từ 20 – 30 đợt trái.