Hạt giống hoa Bông Phấn

  • Giá cũ: 35.000 đ
  • Giá mới:

    25.000 đ

  • Số lượng đã bán:
  • Hãng sản xuất: Đức
  • Bảo hành:
  • Đánh giá:

  • Khuyến mãi:

Hoa Bông Phấn, hoa yên chi hay còn gọi là hoa bốn giờ là loài cây thân thảo trồng làm cây cảnh. Hoa Bông Phấn có nguồn gốc từ Peru, Nam Mỹ là loài hoa có sức sống mãnh liệt, một cây có thể cho rất nhiều hoa với màu sắc khác nhau. Điều lạ là loài hoa này có thể đổi sắc. Ví dụ cây bông phấn hoa vàng trồng nhiều năm thường đổi sang màu hồng. Cây bông phấn hoa trắng sẽ đổi thành hoa tím.

Hạt giống hoa Bông Phấn

– Màu sắc: Vàng.

– Nguồn gốc: Đức

– Quy cách: 10 hạt

Tác dụng chữa bệnh của hoa Bông Phấn.

hoa-bong-phan-nhieu-mau

Hoa bông phấn có cây nhỏ cao 20-80cm. Rễ phình thành củ như củ sắn. Thân nhẵn mang nhiều cành, phình lên ở các mấu; cành nhánh dễ gẫy. Lá mọc đối, hình trứng, chóp nhọn. Cụm hoa hình xim có cuống rất ngắn, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa hình phễu, màu hồng, trắng hoặc vàng, rất thơm, nhất là về đêm. Quả hình cầu, khi chín màu đen, mang đài tồn tại ở gốc, bên trong có chất bột trắng mịn.

Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Mirabitis.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Mehico, được nhập trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, cũng trồng ở các vườn thuốc. Trồng bằng hạt, độ 4-5 tháng thì có củ dùng được. Cây không kén chọn đất và nếu có đất xốp ẩm thì có nhiều củ và củ to. Thu hoạch rễ củ quanh năm, rửa sạch, bóc vỏ, thái mỏng dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Có thể tẩm nước gừng rồi phơi khô, sao vàng để dùng, hoặc tán bột.

Thành phần hóa học: Có alcaloid trigonellin.

Tính vị, tác dụng: Rễ củ Hoa Phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ. Ở Ấn Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu; còn lá làm dịu, giảm niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Viêm amygdal; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến; 3. đường huyết, đái ra dưỡng trấp; 4. Bạch đới, băng huyết, kinh nguyệt không đều; 5. Tạng khớp cấp. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, đinh nhọt và viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bầm giập, eczema. Hoa dùng trị ho ra máu. Dùng rễ 15-20 g dạng thuốc sắc, hoặc dùng 6-16g bột. Nghiền cây tươi để đắp ngoài, hoặc đun sôi lấy nước rửa. Phụ nữ có thai không dùng.

Đơn thuốc:

  1. Viêm amygdal: chiết dịch lá tươi và đắp vào chỗ đau.
  2. Ho ra máu. Hoa 120g, chiết dịch và trộn với mật ong uống.

Chữa chảy máu cam do huyết nhiệt

Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu.

Làm đẹp da

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp

Rau mồng tơi cả cây 50 – 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

Giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Có điều lưu ý, rau mồng tơi tính mát lạnh, vì vậy dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng. Để hạn chế lạnh, nên nấu kĩ.

—————————-

TRUNG TÂM THI CÔNG NHÀ VƯỜN – VƯỜN XANH 24H

Địa chỉ: Số nhà 4 – Ngách 25/7 – Ngõ 358 – Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội 

Hotline : 0246.686.7678 – 098.495.7227

Email: vuonxanh24h@gmail.com