Hạt giống hoa đậu biếc

  • Giá cũ: 25.000 đ
  • Giá mới:

    20.000 đ

  • Số lượng đã bán:
  • Hãng sản xuất: Việt nam
  • Bảo hành:
  • Đánh giá:

  • Khuyến mãi:

Hướng dẫn gieo hạt giốnghoa đậu biếc:

 –  Hạt giống  sau khi gieo vào đất, phủ một lớp đất vừa phải khoảng 1 -2 cm, tưới nước hàng ngày, hạt bắt đầu nảy mầm trong 5 – 7 ngày , rễ của  hoa đậu biếc thẳng vì vậy nên trồng trực tiếp vào chậu to  hoặc trồng ở vườn.

  • Thời gian nảy mầm: 5 – 7 ngày ở nhiệt độ tối ưu, nếu ở nhiệt độ không tối ưu có thể kéo dài tới 10 ngày.
  • Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu: 25 – 30 độ C

Bán hạt giống hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc thích hợp gieo từ tháng 4 tới tháng 9, khi trồng vào tháng nóng cần chú ý tưới nước, tuy nhiên trong thời kỳ cây con không nên tưới quá nhiều.  Cây hoa đậu biếc khá dễ thích nghi với môi trường khác nhau, chỉ cần là có ánh sáng đầy đủ thì đều có thể trồng , hoa đậu biếc rất sợ thiếu nước vì vậy khi trồng bà con cầu cung cấp đủ nước tuy nhiên không nên quá ẩm ướt.

Hoa đậu biếc rất sợ lạnh và lạnh kéo dài. Khi thời tiết lạnh sẽ khiến lá rụng và cây ngừng phát triển, khi thời tiết ấm hơn thì cây bắt đầu mọc mầm mới.

Hoa đậu biếc tên tiếng anh là butterfly pea, tên khoa học là Clitoria ternatea hoặc có tên khác là hoa đậu bướm vì khi hoa nở trống giống như một con bướm màu xanh tím. Thường thấy ở vùng nhiệt đới Châu Á.

mua hạt giống hoa đậu biếc

 Công dụng hoa đậu biếc

1. Hoa đậu biếc có ăn được không?

– Cây hoa đậu biếc có thể ăn lá, hoa và vỏ quả mềm. Lá non và hoa cánh bướm khi nở cũng có thể sử dụng để nấu súp  và chiên. Các nụ hoa đậu biếc có thể được xào với thịt lợn băm  hoặc nấu canh.

2. Hoa đậu biếc còn được sử dụng trong nhuộm màu thực phẩm: Chiết xuất của lá và hoa đậu biếc có thể sử dụng để nhuộm thực phẩm làm chúng có màu bắt mắt như nấu xôi, làm kẹo, bánh….

3. Cây hoa đậu biếc được sử dụng làm phân xanh: Toàn bộ thân, lá cây hoa đậu biếc có thể được sử dụng ủ phân xanh:

4. Cây hoa đậu biếc được sử dụng cho chữa bệnh: Hạt và rễ hoa đậu biếc sử dụng để giảm đau, buồn nôn, lợi tiểu hoặc sử dụng cho chưa tiêu chảy. Điều trị táo bón, cổ chướng, đau khớp. Hạt hoa đậu biếc già hơi độc với côn trùng nên thường làm thuốc chống côn trùng,  thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu. Hoa của cây đậu biếc chữa trị các bệnh về mắt, viêm phế quản mãn tính, đau tai, đau khớp và cổ trướng.

Cây hoa đậu biếc trong nghiên cứu y học

 Trong y học cổ truyền Ấn Độ:

– Rễ và hạt hoa đậu biếc được sử dụng nuôi dưỡng các dây thần kinh, nhuận tràng. Lá và rễ hoa đậu biếc được sử dụng điều trị nhiễm trùng, rối loạn sinh dục và sử dụng làm thuốc tẩy giun. Rễ hoa đậu biếc có vị cay và đắng, có thể nhuận tràng, gây tiêu chảy (Gây co thắt đường tiêu hóa), Có tác dụng lợi tiểu, điều trị trứng khó tiêu, táo bón, sốt, viêm khớp, đau mắt nhẹ. Khi sử dụng với mật ong có có thể cải thiện chức năng tinh thần. Rễ hoa đậu biếc sắc uống có thể điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh tai. Hạt hoa đậu biếc nghiền nhỏ sử dụng cùng với gừng giúp nhuận tràng tuy nhiên có thể gây tiêu chảy.

Trong y học cổ truyền Cuba

– Rễ đậu biếc khoảng một nắm sắc cùng với hoa uống thúc đẩy co bóp tử cung giúp sinh nhanh( Vì vậy phụ nữ mang thai cấm dùng).