Trấu hun nguyên cánh có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người, mọi nhà, không chỉ bởi giá thành thấp, mà còn do trấu hun có rất nhiều công dụng. Một trong những công dụng quan trọng là làm giá thể trồng cây. Vậy công dụng của trấu hun còn gì nữa, mời các bạn cùng Vườn Xanh 24h tìm hiểu nhé
1. Trấu hun nguyên cánh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, trấu hun nguyên cánh là sản phẩm của quá trình đốt trấu sống (trấu tươi) trong điều kiện yếm khí (thiếu oxi). Nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, thủ công mỹ nghệ…
2. Thành phần chính của trấu hun nguyên cánh
Trấu hun sau khi được đốt từ vỏ trấu tươi thì thành phần chính của nó là Carbonhydrat và Kali. Ngoài ra, trong trấu hun còn chứa Cellulose, Lignin, Hemicellulose, Holocellulose ở dạng dễ tiêu.
Các chất hữu cơ trong vỏ trấu sống sau khi cháy sẽ chuyển hóa thành các oxit kim loại, mà trong đó SiO2 có phần trăm cao nhất, khoảng 80-90%. Bên cạnh đó, thành phần của trấu hun còn có CaO, K2O, Al2O3.
3. Công dụng trấu hun nguyên cánh
a. làm giá thể trồng cây
Nếu làm giá thể để trồng các loại cây trong khay chậu thì trấu hun được coi là giá thể tuyệt vời. Vì nó xốp, thoáng khí, sạch mầm bệnh và một đặc điểm quan trọng là khá bền và ít bị phân huỷ theo thời gian như các loại giá thể chất hữu cơ khác.
Vỏ trấu hun rất nhẹ, đảm bảo được độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Vì vậy, bạn có thể trộn trấu hun với các giá thể khác để làm giá thể trồng lan, hoa hồng, sen đá, hoa sứ, cây cảnh…
b. làm phân bón cho cây trồng
Trấu hun có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, bởi nó chứa Nito dạng hợp chất cũng như những chất khác như Kali, Phopho, Canxi. Vì vậy, trấu hun thường xuyên được dùng trong việc bón lót cùng các vật liệu khác như xơ dừa, mùn dừa, phân chuồng hoai mục, vỏ cà phê, vỏ lạc…
Do thành phần trấu hun chứa rất nhiều Kali nên bạn vẫn có thể sử dụng trấu hun kết hợp phân bón hữu cơ để bón thúc cho cây vào giai đoạn cây nuôi trái. Việc này sẽ giúp quả được ngon ngọt hơn đấy.
c. giá thể giữ ẩm cho cây
Vào những mùa nắng nóng, cây rất dễ bị mất nước. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng trấu hun phủ lên bề mặt giá thể trồng để giữ ẩm cho cây. Ngoài giữ ẩm, trấu hun còn cung cấp dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
d. giúp cải tạo đất
Các chất hữu cơ của trấu tươi là các mạch polycarbohydrat rất dài nên cây trồng không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng khi được hun thì cây sẽ sử dụng được ngay.
Vỏ trấu hun là loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạo đất rất tốt, nghĩa là đốt cho thành thứ than đen chứ không thành tro để bón cho đất trồng cây.
Bón trấu hun giúp đất tơi xốp, giữ được nhiều nước cho đất ẩm hơn. Từ đó tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động giúp cải tạo đất bạc màu và có nhiều dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, trấu hun còn dùng để điều chỉnh độ chua của đất. Nó phản ứng nhanh hơn nhiều so với các loại vôi thông thường, nhưng hàm lượng CaO cung cấp cho đất lại thấp hơn.
e. giúp lọc nước và độc tố
Trấu hun rất có ích trong việc khử mùi, khử khói, diệt khuẩn, lọc chất độc của nguồn nước và rượu. Hơn nữa không gây độc hại, hoàn toàn an toàn đối với môi trường và sức khỏe con người, nguồn nguyên liệu dồi dào và có chi phí rẻ tiền.
f. ứng dụng trong các lĩnh vực khác
Ngày nay, việc quản lý phụ phẩm nông nghiệp để phát triển các sản phẩm mới đã thu được nhiều lợi ích. Trong khuôn khổ này, trấu hun đang được coi là nguồn silica tái tạo và bền vững vì chúng chứa một lượng lớn silica vô định hình.
-Có thể được sử dụng để điều chế vật liệu chịu lửa cách nhiệt do tính dẫn nhiệt thấp.
5. Nhược điểm trấu hun nguyên cánh
Một nhược điểm nhỏ là nguồn dinh dưỡng không cao. Hàm lượng Nito và Photpho trong trấu hun khá thấp, vì vậy khi trộn giá thể trồng, bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây.
Xem thêm : Trấu hun nguyên cánh gói 10 lít