Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà

Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà từ bước chuẩn bị dụng cụ gieo trồng đến cách gieo trồng cách chăm sóc sau khi gieo trồng,… Trình tự các bước thực hiện được hướng dẫn cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây: 

1. Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng rau sạch

– Vật dụng trồng rau: khay nhựa, khay xốp; khay nhựa tiện dụng hơn bởi vì dễ dàng di chuyển, dễ thoát nước, độ bền cao.

Chuẩn bị dụng cụ trồng rau sạch

Ngoài ra, có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ…. để làm vật dụng trồng rau, lưu ý tạo lỗ thoát nước cho những vật dụng này

– Khối lượng hạt giống rau gieo cho một khay nhựa:

  • Rau dền: Khối lượng hạt gieo 0,5g/khay.
  • Cải thìa, cải ngọt, cải bẹ xanh: khối lượng hạt gieo từ 0,5-1g/khay.
  • Rau mồng tơi, rau muống: hạt gieo thành hàng cách khoảng 10 cm.
  • Xà lách nên ươm cây con trước khi trồng hoặc gieo thưa để cây phát triển mạnh.

2. Cách gieo trồng rau sạch

2.1 Ủ hạt giống

Các loại hạt giống như: rau dền, xà lách, rau cải,… tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.

Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau:

– Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 – 6h ( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng )

– Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 – 48h (tùy theo loại hạt).

Thời gian ngâm ủ cụ thể như sau:

STT

Hạt giống rau

Thời gian ngâm ( giờ)

Thời gian ủ (giờ)

1

Rau ăn lá

– Các loại hạt cải, xà lách, rau dền, tần ô

3 – 5

8 – 12

–  Rau muống, mồng tơi

3 – 8

24 – 48

2

Rau gia vị

– Tía tô, Kinh giới

3 – 8

12 – 14

– Ngò gai, Hành, Hẹ, Cần

8 – 12

12 – 24

3

Rau ăn trái

– Bầu, Bí, Dưa leo, Cà chua, Cà tím, Mướp

5 – 8

24 – 48

– Đậu bắp

8 – 12

12 – 14

– Khổ qua, Đậu rồng

12 – 14

24 – 48

– Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.

        Hạt giống xà lách, cải xanh nẩy mầm sau 12 giờ ủ               Không nên ủ hạt quá lâu, khi thấy hạt nứt vỏ đem gieo trồng ngay

2.2 Chuẩn bị đất trồng: Hỗn hợp đất dinh dưỡng

– Bước 1: Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 kg xơ dừa + 3kg đất dinh dưỡng (hoặc dùng hoàn toàn đất dinh dưỡng Ramit hoặc Tribat), cho hổn hợp đất vào khay cách mặt khay 1-2 cm, bón lót ít phân hữu cơ vi sinh lớp bề mặt.

Nếu không có đất dinh dưỡng thì có thể dùng đất thịt pha trộn với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu và bón lót phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

– Bước 2: Dùng bình phun có tia nước nhỏ, phun ướt đều khay đất trồng để tạo độ ẩm .

– Gieo hạt: Rải đều  hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu), lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt,  dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày , khi hạt nhú nanh cần đưa cây ra ngoài có nhiều ánh sáng và nắng.

Lưu ý: tránh mưa trực tiếp làm hỏng hạt hoặc cây con.

2.3 Cách chăm sóc rau sau khi gieo trồng

– Tưới nước:

mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

– Ánh sáng: cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng.

– Tỉa thưa và sang khay:

Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch.

  • Khi cây rau cải, xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Qui cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.
  • Nếu để rau ăn lá lớn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa, không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: 45-50 ngày .
  • Nếu tỉa thưa rau cải nhỏ sang thùng khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng 25-30 ngày sau khi trồng lại.
  • Mùa mưa tưới vừa đủ nước, mùa khô tưới ngày hai lần sáng sớm và chiều mát.

– Bón phân (trên 1m2)

  • Bón phân lần 1: bón lót 3 – 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh (3 – 4kg).
  • Bón phân lần 2: Sau khi cây rau cải ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro ( 02 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.
  •  Bón phân lần 3: Cách lần 2 từ 10-15 ngày, liều lượng giống lần 2, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.

* Sau mỗi lần tỉa thưa cây hoặc cắt ngọn nên bón bổ sung phân hữu cơ khoáng hay phân hữu cơ vi sinh để cây chóng hồi phục.

– Thu hoạch:

Với các loại rau cải, rau dền sau khi trồng 45- 50 ngày có thể thu hoạch, riêng rau mồng tơi, khi cây ra 8-10 cặp là ta nên cắt ngọn ăn dần ( chừa lại khoảng 3-4 cặp lá tính ừ gốc) ăn lúc này ngọn rau sẽ mập mạp, nếu ta không cắt, rau mồng tơi sẽ vươn dài, ít nẩy tượt non.

Lưu ý:

– Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều (phun sương), tránh dùng tia nước có áp lực mạnh làm dập lá rau cải. Khi trời mưa to nên mang khay rau vào nơi có mái che hạn chế nước mưa rơi trực tiếp làm hư nhũng, thối lá.

– Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày.

– Trồng rau ăn lá tại nhà ta nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu ăn lá và diệt bằng tay. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau ăn lá sẽ lâu lớn hơn, cây rau cải rất dễ nhiễm nấm bệnh. Nếu cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008 ( hoặc có thể hỏi các nhà chuyên môn).

– Đất trồng rau cải sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh vào để trồng lại lứa rau mới.

< Theo chia sẻ của Thạc sỹ – Trịnh Đình Tuyên >
Nguồn: Internet

Tin Liên Quan