Hạt giống cà rốt

  • Giá cũ: 30.000 đ
  • Giá mới:

    20.000 đ

  • Số lượng đã bán:
  • Hãng sản xuất:
  • Bảo hành:
  • Đánh giá:

  • Khuyến mãi:

Hạt giống cà rốt

1. THỜI VỤ GIEO TRỒNG:

Cà rốt được gieo trồng từ tháng 7 đến đầu tháng 2 năm sau; thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; và có thể phân ra thành 3 trà như sau:
–  Gieo hạt sớm  từ: đầu tháng 7-15/10, cho thu hoạch từ tháng 11;
– Gieo hạt  chính vụ gieo hạt từ: 16/10-15/12, thu hoạch xung quanh tết âm lịch;
– Gieo gieo hạt muộn từ: 16/12 đến 30/01 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.

2. CHỌN GIỐNG:

Hạt giống có rất nhiều loại, xuất xứ khác nhau, vì vậy để chọn được một hạt giống ưng ý sẽ rất khó khăn. Sau đây là một số thông tin trên bao bì hạt giống mà bạn nên chú ý trước khi mua, để đảm bảo rằng bạn đã mua đúng loại mình cần và phù hợp với nhu cầu của mình.

 

a. Hạn sử dụng

  • Expiry Date
  • Best Before
  • Sow by / Sow before
  • Packed in year ending

Đây là 1 số từ được sử dụng để chỉ hạn sử dụng trên bao bì hạt giống cà rốt.  Bạn không nên chọn những loại hạt giống cà rốt  đã hết hạn hoặc sắp hết hạn vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt, cũng như sự phát triển của cây.

Hạt giống cần được đóng gói trong các túi chân không vô trùng để bảo quản trước khi sử dụng, tránh bị ảnh hưởng bới những tác nhân bên ngoài. Một số hạt giống từ Trung Quốc hoặc Nga thường sử dụng Metalaxil để chống mốc và một số chất chống mối mọt, những chất này là một dạng thuốc trừ sâu, gây độc hại cho con người, là mầm mống gây bệnh ung thư, nếu ở mức nhẹ thì đau đầu, hoặc mất trí nhớ tạm thời.

b. Xuất xứ – Thương hiệu

Nên chọn những loại hạt giống cà rốt có xuất xứ và thương hiệu rõ ràng. Thông thường chúng ta chỉ nghe đến việc chọn hạt giống có xuất xứ từ Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật,… nhưng quên mất người sản xuất và hạt giống này đã có được những chứng nhận nào.

Những hạt giống có thương hiệu và xuất xứ không rõ ràng có thể sẽ mang đến nhiều vấn đề cho khu vườn của bạn như:

  • Tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc nảy mầm tốt nhưng cây phát triển èo uột, lớn không nổi.
  • Giống loài không đúng với thông tin trên bào bì / quảng cáo. Hạt giống không mắc nhưng công chăm sóc và thời gian mong chờ là vô giá, nhưng thành quả nhận lại không như mong muốn dễ làm mất đi ý nghĩa của việc làm vườn của bạn.
  • Hạt giống nhiễm bệnh – đây là một điều rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một hạt giống bị bệnh có thể lây lan ra cả khu vườn của bạn.

c. Thời gian thu hoạch

Trên hầu hết các túi hạt giống cà rốt, bạn sẽ thường thấy có ghi ngày “65 days”, củ cải thì có thể là “22 days”, ớt chuông là “80-95 days”. “thời gian thu hoạch” được xác định như sau:

  • Cây cắt ghép: được tính từ ngày trồng vào mặt đất
  • Hạt giống được gieo trực tiếp vào mặt đất được tính từ ngày chúng nảy mầm.

Tại sao “thời gian thu hoạch” lại quan trọng?

Vì thông tin này sẽ giúp bạn ước tính thời gian một cây trồng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch, vì vậy bạn sẽ có kế hoạch chuẩn bị cho khu vườn của mình, đảm bảo rằng hạt giống được trồng đúng mùa và phù hợp với khí hậu cũng như nhu cầu của bạn.

d. Nắng hay bóng râm / Ngoài trời hay trong nhà

Bạn dự tính trồng cây trong nhà, trong các thùng xốp, chậu cây hay ngoài vườn?

Điều kiện ở khu vực bạn sống có đáp ứng đủ những yêu cầu của cây trồng hay không như về ánh nắng, mưa, … Những loại cây trồng cần đủ nắng từ 6 – 8 giờ/ngày như cà chua, bí ngô,… nhưng cà rốt, củ cải, hành tây, các loại rau có thể ít hơn chỉ từ 4 – 6 giờ. Còn khu vườn của bạn chỉ có 3 – 4 tiếng thì rau bina, rau diếp, cải xoăn, củ cải đường là sự lựa chọn tốt nhất.

​e. Số lượng hạt giống

Và trước khi mua bạn nên xem số lượng hạt giống trong 1 túi với số tiền bạn bỏ ra, chia nhỏ số tiền/ 1 hạt để biết được mình đang mua rẻ hay mắc.

Độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt giống, vì vậy các nhà sản xuất thường sẽ đóng túi chân không vô trùng để bảo quản hạt giống. Ở các nước phát triển, luật bảo vệ người tiêu dùng cấm người bán tách lẻ hạt giống khỏi túi tiêu chuẩn để bán với số lượng ít hơn.

Nhưng rất nhiều người làm vườn Việt Nam lại thường chọn cách mua lẻ hạt giống để tiết kiệm nhưng lại không biết rằng mình đang mua phải hạt giống kém chất lượng.

Đối với những hạt giống đã bị xé bao, mà bạn không sử dụng hết thì cần được bảo quản đúng cách nhằm sử dụng cho vụ mùa sau. Cách bảo quản như sau: gập phần mép túi đã xé, miết lại cho kín, để hạt giống trong 1 túi hoặc hộp kín, đảm bảo khô ráo, mát mẻ và không có ánh sáng chiếu vào.

3. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT

– Nên chọn đất vi sinh, hoặc đất dinh dưỡng để trồng cà rốt là tốt nhất. Đất phải tơi xốt.
– Sau khi san phẳng bềmặt , kẻ  hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13-15 cm để gieo hạt

4. PHÂN BÓN:

* Lượng phân bón:
– Sử dụng phân bò, để bón lót cho hạt khi gieo và dùng phân đạm để bón thúc khi cây đang phát triển

* Cách bón:

Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối;  nhất là bón đạm muộn không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón và liều lượng bón như sau:
– Trộn toàn bộ phân bò hoặc phân vi sinh  rồi đem bón lót bằng cách trộn  đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ trên mặt luống;
– Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm tưới hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây
– Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm ure
– Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê
– Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón ka ly . Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm. Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.

5. GIEO HẠT:
– Ngâm hạt trong nước từ: 8-10 tiếng, để hạt nhanh nở có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp.
– Trước khi đem gieo, tãi hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột trắng (phấn) hoặc vôi tả (vôi bột) để dễ nhận biết khi gieo hạt;
– Hạt gieo theo khoảng cách mỗi hốc cách nhau 3cm, mỗi hốc 1-2 hạt

6. CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
* Tưới nước:
– Sau khi rạ xong nên tưới nhẹ bằng vòi sen, tưới phun sương hoặc dùng oza ; đảm bảo cho độ ẩm của đất từ 84-90% để cho cây mọc đều và phát triển tốt.
– Giai đoạn cây con từ 3 lá đến tỉa định cây lần cuối: áp dụng phương pháp tưới rãnh
– Giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: duy trì độ ẩm đất khoảng từ: 60-75%. Không được tưới rãnh, không được tưới quá ẩm, khi có mưa ruộng phải thoát nước và cũng không được để ruộng quá khô (vì để quá khô khi gặp mưa lớn, nước nhiều, ẩm độ cao sẽ gây nứt củ).

* Nhổ, tỉa cố định cây:
– Khi cây mọc cao 4-5cm cần nhổ tỉa bỏ các cây mọc dày, không để 2 cây cùng 1 hốc, cây cách cây từ 7-8cm;
– Khi cây cao 7-10 cm, rễ đã to bằng que đan.., ta tỉa định cây lần cuối;

* Phòng trừ sâu, bệnh
Cây cà rốt có rất nhiều đối tượng sâu, bệnh (dịch hại) gây hại:
– Ở giai đoạn đầu, giai đoạn cây con, cần chú ý: sâu hại rễ, bệnh lở cổ rễ và chuột hại. Ở giai đoạn phát triển thân lá: thường xuất hiện giòi hại lá, sâu khoang, sâu đo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh nấm hạch, bệnh sương mai… Ở giai đoạn phát triển củ cho đến trước khi thu hoạch: cũng vẫn xuất hiện các đối tượng dịch hại như thời kỳ phát triển thân lá và bệnh thối đen, thối khô, thối nhũn. Ở giai đoạn này cần chú ý các bệnh về thối củ…
– Để phòng trừ các đối tượng dịch hại trên, nông dân nên sử dụng những loại thuốc đặc hiệu, ít độc, thân thiện với môi trường như thuốc trừ sâu thảo mộc
+ Đối với sâu ăn lá có thể lựa chọn được rất nhiều loại thuốc có hoạt chất có tính đặc hiệu, ít độc như các dòng thuốc: Sinh học, thảo mộc, vi sinh, ức chế điều hòa sinh trưởng, dầu khoáng….;

– Cách pha chế thuốc trừ sâu thảo mộc:

bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu..

 

  • heo hướng dẫn, giã tỏi, ớt, gừng, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín. Trong qua trình ngâm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, hoặc để hở, tránh làm bay mất hơi rượu.
  • Bạn có thể ngâm từng loại nguyên liệu riêng rẽ hoặc ngâm chung cả 3 loại vào 1 thùng. Nếu ngâm riêng thì cứ 1 kg nguyên liệu thì ngâm với 1 lít rượu, nếu ngâm chung cả 3 loại thì ngâm với 3 lít rượu. Đây có thể coi là nước cốt để pha chế khi phun.
  • Thời gian ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu là 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu. Như vậy, tỷ lệ các chất gây cay trong dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại.

 

7. THU HOẠCH:

Cây cà rốt có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Căn cứ vào thời vụ và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, bà con tiến hành thu hoạch khi cà rốt đạt kích cỡ củ trung bình dài 18-22cm, đường kính 3-4 cm. Sau khi nhổ củ, cắt bỏ dọc, chọn lọc củ không mấu, tật, nứt, thối, thu gom đóng bao và tiêu thụ. Nếu thời tiết hanh khô có thể tưới ẩm trước khi nhổ từ 10-12 tiếng; để đất ẩm rễ nhổ (thu hoạch).

——————————————————-

TRUNG TÂM THI CÔNG NHÀ VƯỜN – VƯỜN XANH 24H

Địa chỉ: Số nhà 4 – Ngách 25/7 – Ngõ 358 – Bùi Xương Trạch- Thanh Xuân – Hà Nội 

Hotline : 0246.686.7678 – 098.495.7227

Email: vuonxanh24h@gmail.com