Kỹ thuật trồng rau mầm ngon, sạch tại nhà.

Rau mầm là gì và tác dụng của rau mầm.

– Rau mầm là cây non mới mọc, sống không cần đất. Được gieo bằng hạt giống rau mầm. Thời gian sinh trưởng của rau mầm rất ngắn chỉ từ 7-10 ngày. Trong vòng đời của mình rau mầm không mọc thêm lá thật mà chỉ có 1 cặp lá mầm và cứ thế dài ra cho đến khi thu hoạch.

-Rau mầm rất mọng nước, mềm, ngọt và được sử dụng toàn cây, bao gồm cả lá, thân và dễ mầm sạch. Rau mầm cũng là lựa chọn tuyệt dùng làm bánh sandwich và salad.

– Có rất nhiều loại rau mầm như mầm củ cải đỏ, củ cải trắng, mầm đậu cove, mầm lúa mạch…… Đây đều là những loại rau mầm chứa nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Rau mầm là loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau trưởng thành. Hơn nữa rau mầm rất sạch, không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

Rau mầm

  Kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu.

– Chọn đất trồng rau mầm: Đất Tribat là loại đất chuyên dùng để trồng rau mầm.

– Chọn hạt giống: Nên chọn hạt giống chuyên dùng để trồng rau mầm. Vì hạt giống trồng rau mầm không giống với các loại hạt giống rau ăn lá khác.  Chúng có sức nảy mầm tốt hơn, không có lá thật và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Có rất nhiều loại hạt giống trồng rau mầm như cải xoong, cải ngọt, củ cải đỏ, củ cải trắng, mầm thảo dược Methi. Mỗi loại rau mầm có công dụng và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.

Bước 2: Ngâm hạt.

– Hạt giống rửa sạch ngâm nước ấm (45÷50 độ C) trong thời gian 2÷5h (tùy loại hạt: hạt dày vỏ ngâm lâu, hạt mỏng vỏ ngâm thời gian ít hơn).

– Thời gian ngâm ủ của một số loại hạt giống.

Cải xanh, rau dền, xà lách: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng
Mồng tơi, rau muống: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng
Đối với các loại rau gia vị:

Kinh giới, tía tô: Ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Cần, hẹ, hành, ngò gai: Ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng
Đối với rau ăn trái:

Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu bắp: ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu rồng, khổ qua: Ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng
Ngâm hạt giống để sau khi ngâm ta có thể loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Sau đó vớt ra để ráo. Mục đích của việc để ráo hạt là để dễ dàng khi gieo.

Bước 3: Gieo hạt.

– Cho đất Tribat vào khay, trải đều đất, độ dày khoảng 2-3cm. Phun nước cho thấm đều lên đất. Tốt nhất là dùng bình xịt phun sương để xịt. Trải giấy thấm lên trên bề mặt đất và tiếp tục xịt nước cho ướt giấy. Mục đích của việc trải giấy thấm là để đất không bám vào cây gây bẩn khi thu hoạch.

– Trải đều hạt lên bề mặt giấy thấm. Hạt rau mầm xếp khít nhau và có tiếp xúc với giấy thấm để hút ẩm và chất dinh dưỡng. Không để hạt bị chồng lên nhau.

– Phủ thêm 1 lớp giấy thấm lên bề mặt khay hạt vừa gieo. Tưới nước cho ẩm bề mặt giấy thấm. Đặt khay vào chỗ tối. Sau khoảng 2-3 ngày hạt này mầm đều thì chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng

Chăm sóc rau mầm

Bước 4: Chăm sóc rau mầm.

Sau 2 – 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.

Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay.

Bước 5: Thu hoạch.

Dùng dao bén cắt sát gốc cây rau mầm (hoặc nhổ rau lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bỏ rễ). Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng được ngay.

Chú ý: Nếu rau chưa sử dụng liền thì không nên rửa mà cho vào bao để trong ngăn mát của tủ lạnh.Có thể bảo quản trong tủ lạnh 3 – 5 ngày.

Một số chú ý khi trồng rau mầm

Một số người quan niệm rau mầm phải trồng trong nhà. Điều đó là sai lầm. Vì sao ?

Thứ nhất: Rau mầm hay bất cứ loại rau nào cũng cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Tốt nhất là sau khi cây mầm đã bắt đầu ngồi và chồi lá xanh thì mang cây ra ngoài ánh sáng, thoáng mát. Nhưng không có ánh nắng trực tiếp, không để cây ngoài trời mưa vì thân rau mầm rất non, và dễ bị dập nát.

Thứ 2: Đất trồng rau mầm thường rất ẩm. Vì vậy không nên bón phân bò, phân trùn quế. Các loại phân này ,khi gặp ẩm sẽ nảy sinh các loài bọ và côn trùng  làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Thay vào đó trồng hoàn toàn bằng đất tribat.

– Sau khi gieo khoảng 1-2 ngày thì lột lớp giấy thấm trên bề mặt. Dùng bình phun sương tưới nhẹ lên mầm cho ẩm đất.

– 2-3 ngày khi cây mầm bắt đầu ngồi và mọc lá mầm mang cây ra chỗ sáng, thoáng mát. Tưới nước ẩm đất 1 ngày 2-3 lần, không để cây mầm bị khô nước.

– 1 ngày trước khi thu hoạch nên giảm tưới nước hoặc ngưng hẳn tưới tùy vào thời thiết và độ ẩm của đất.

Rau mầm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có 1 số loại củ khi nảy mầm sẽ sinh ra các độc tố có hại cho sức khỏe, gây bệnh ung thư, thậm chí ngay lập tức bị ngộ độc. Vì thế, đối với một số loại mầm sau đây, bạn tuyệt đối không nên trồng:

Cây sắn
Đậu kiếm
Đậu mèo
Đậu trứng chim
Đậu ván già
Dưa dây
Khoai lang
Khoai tây
Măng

—————————————————————————————-

Mọi chi tiết quý khách liên hệ VƯỜN XANH 24H

Địa chỉ: Số nhà 69- Ngõ 29 – phố Khương Hạ – Thanh Xuân – Hà Nội 

Hotline : 046.686.7678 – 098.495.7227

Email: vuonxanh24h@gmail.com

  • Tin tức mới