Kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng.

Hiện nay thực phẩm bẩn và chứa hóa chất độc hại đang trong tình trạng báo động. Hãy tự bảo vệ gia đình mình bằng cách tự trồng rau sạch.

Nếu mỗi ngày bạn chi khoảng 50.000 để mua rau và các loại củ quả phục vụ cho bữa cơm gia đình thì 1 tháng bạn phải chi 1.500.000. Chi phí tính mức sinh hoạt bình thường cho 1 gia đình 4 người.

Nếu lắp giàn trổng rau sạch của Vườn Xanh 24h Khách hàng chỉ cần chi trả 1.590.000/ 10 chậu. Tương đương với diện tích 2.52 m2. Để đạt năng suất tối đa cho diện tích này Vườn Xanh 24h sẽ hướng dẫn Quý khách Cách trồng rau sạch trên sân thượng và những kinh nghiệm chúng tôi đã thi công cho gần 1000 khách hàng.

IMG_0114 copy
IMG_0116 copy

Bước 1: Chuẩn bị

– Giàn thép để đặt khay chậu: Có thể sử dụng giàn sắt V lỗ. Nên dùng giàn 2 tầng, 3 tầng để tiết kiệm diện tích hơn. Đối với ban công ít nắng, sân thượng có mái che có thể làm giàn bậc thang để  tận dụng tối đa lượng ánh sáng chiếu trực tiếp. Nếu bạn chưa biết chọn lựa loại giàn nào. Hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ khảo sát và tư vấn giúp bạn.

Xem cách lắp đặt giàn sắt V lỗ tại đây.

– Khay, chậu trồng rau có đục lỗ thoát nước. Có thể dùng loại khay nhựa 68x42x17cm, 68x43x20cm, 60x40x13cm, 48x32x16cm tùy theo diện tích và kích thước vườn rau.

khay nhỏ màu trắng

– Đất trồng rau: Có thể sử dụng giá thể GT05 không pha thêm đất hoặc dùng đất Sông hồng trộn phân bò, phân trùn quế hoặc phân gà, phân trùn quế. Đây đều là các loại phân hữu cơ sạch và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển tốt nhất.

-Lưu ý: Khi sử dụng giá thể GT05 trước khi trồng nên ấn nhẹ lên đất. Vì loại giá thể này chứa nhiều chất xơ nên hơi xộp.

– Hạt giống: Nên lựa chọn hạt giống theo mùa.

Vụ thu đông trồng: Cải bắp, súp lơ, su hào, xà lách, cà chua, cải thảo, đậu cove, củ cải, cà rốt, các loại rau gia vị …..

Vụ xuân hè trồng: Rau muống, rau đay, mùng tơi, rau dền, xà lách xoăn, bầu, bí, mướp, dưa chuột, cà chua, các loại rau gia vị ….
D4

Sau khi hoàn thiện giàn trồng rau tiến hành gieo hạt và trồng rau.

Cách gieo hạt giống cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất.

Cách truyền thống:

– Ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra, để hạt ráo nước. chuẩn bị khăn giấy thấm đẫm nước, đặt lên 1 cái khay bằng. Rắc hạt giống đã ngâm lên khay và phủ kín bằng  1 lớp khăn giấy đã thấm ẩm nữa. Mang khay vào chỗ tối để. Theo dõi đến khi hạt bắt đầu nứt mầm thì mang gieo

Cách 2:

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ tiến hành,

Từ lâu cách ươm hạt giống theo công thức 3 sôi, 2 lạnh được áp dụng cũng đã mang lại hiệu quả tương đối tốt.

Vườn Xanh 24h xin giới thiệu thêm 1 cách mới hiệu quả hơn cách ươm mầm truyền thống này. Áp dụng theo cách mới dù là hạt giống khó nảy mầm đến đâu cũng cho cây mầm xanh tốt và tỉ lệ nảy mầm cao.

– Đối với các loại rau ăn lá, cà chua, dưa chuột: Rắc hạt giống đều lên diện tích đất ươm hạt. Phủ 1 lớp đất mỏng lên trên. Tưới nước lạnh đủ ẩm sau đó tưới nước sôi lên và chờ đến khi hạt nảy mầm.

– Đối với bầu, bí, mướp và các loại hạt có vỏ tương đối dày

Ngâm hạt giống trong nước ấm (50 – 52 độC) trong 3 giờ, Sau đó mang hạt ra đãi sạch và ủ ấm (28 – 30 độC), độ ẩm (80 – 85 %), ít ánh sáng. Sau 20 giờ lấy hạt ra rửa sạch nhớt trên vỏ và giặt lại khăn ủ bằng nước nóng, vắt bớt nước và ủ hạt. Sau 30 – 35 giờ hạt nảy mầm thì tiến hành vào bầu hoặc gieo trực tiếp ngoài ruộng. Nếu hạt chưa này mầm thì rửa sạch và đem ủ lại với khăn ấm cho tới khi hạt nảy mầm hết thì đem gieo.

Cách chăm sóc cây non.

– Cung cấp đầy đủ nước: Mùa hè tưới 1 ngày 2 lần, mùa đông và mùa mưa tưới ít hơn. Nên duy trì độ ẩm vừa phải, không nên tưới quá nhiều nước rất dễ làm thối rễ non của cây.

– Ánh sáng: Cây non cần lượng ánh sáng vừa phải không quá gắt, ít nắng quá sẽ làm cây bị dài dóng, rớt cây, không mập. Ngoài ra vụ hè thu nên gieo hạt vào tháng 1 đến tháng 3. Tránh gieo hạt vào những tháng quá nắng như tháng 5, tháng 6 sẽ làm giảm tỉ lệ nảy mầm và cây non có thể bị chết héo do không chịu được thời tiết nắng gắt.

– Tỉa cây giống.

+  Sau khi cây non được khoảng 3-4 lá cần  tỉa thưa đúng với mật độ trồng cây được ghi trong hướng dẫn sử dụng. Việc này giúp cho cây có đủ không gian và chất dinh dưỡng để trưởng thành. Đồng thời cây sẽ phát triển nhanh hơn và đạt năng suất tối đa.

+ Một số loại rau cần phải tỉa thưa như: mùng tơi, rau đay, xà lách, cải bắp, cải thảo, su hào, súp lơ…..

– Bổ sung phân.

+ Các loại rau có thời gian sinh trưởng trên 2 tháng đều cần bổ sung thêm phân. Thời điểm bón phân được chia làm 3 đợt như sau:

1. Bón lót: Bón khi bắt đầu làm đất trồng rau. Nên trộn đất theo tỉ lệ 5 phần đất thịt + 2 phần phân bò + 3 phần giá thể.

2. Bón kích thích tăng trưởng: Bón vào giai đoạn cây đã ra được khoảng 4-5 lá non bằng phân bò vi sinh. Liều lượng bón khoảng 3-4kg phân bò cho 1m2 rau. Không được bón phân tươi vì sẽ làm xót và chết cây.

3. Bón phân lần 3: Chỉ dành cho các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 3 tháng. Cách lần bón thứ nhất khoảng 15-20 ngày. Liều lượng bón như lần 1.

Đối với các loại cây ăn lá. Nếu muốn cây lớn rõ rệt và xanh trong khoảng thời gian ngắn có thể bón phân đạm. Nên sử dụng cho những loại  rau ăn lá có thời gian sinh trưởng 2 tháng trở xuống. Đặc biệt là rau muống, mùng tơi, rau cải, rau ngót…. Sẽ nhận thấy rau lớn lên rõ rệt và thu hẹp thời gian giữa 2 lần thu hoạch.

Lưu ý:

– Tưới cây bằng ozoa nhỏ hoặc với diện tích lớn có thể dùng hệ thống tưới phun mưa, hệ thống tưới phun sương.

– Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều (phun sương), tránh dùng tia nước có áp lực mạnh làm dập lá rau cải. Khi trời mưa to nên mang khay rau vào nơi có mái che hạn chế nước mưa rơi trực tiếp làm hư nhũng, thối lá.

– Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày.

– Trồng rau ăn lá tại nhà ta nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu ăn lá và diệt bằng tay. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau ăn lá sẽ lâu lớn hơn, cây rau cải rất dễ nhiễm nấm bệnh. Nếu cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành năm 2008 ( hoặc có thể hỏi các nhà chuyên môn).

– Đất trồng rau cải sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh vào để trồng lại lứa rau mới.