Cách phòng trừ rệp hại cây trồng.

Mùa xuân, đặc biệt là tháng 3 là thời gian chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hè. Độ ẩm không khí cao với tiết gió nồm là mùa sinh trưởng của các loại sâu bệnh và côn trùng thuộc lớp giáp xác tiêu biểu là rệp.  Các loại côn trùng thuộc họ giáp xác trên cơ thể chúng có tiết ra 1 loại sáp che chở cho cơ  thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau.(Rệp Sáp Dính) hoặc lớp phấn trắng (Rệp Sáp Phấn). Lớp vỏ của nhóm Rệp Sáp Dính có thể tách ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng .

Kết quả hình ảnh cho rệp

Phát sinh gây hại:

Đa số các loại côn trùng thuộc lớp giáp xác thường có chu kỳ sinh trưởng ngắn, khoảng dưới 1 tháng. Tuy nhiên chúng lại là loài có khả năng sinh sản rất mạnh mẽ, đa số chúng đều đẻ trứng và có 1 số ít đẻ con. Môi trường mà Rệp phát triển nhanh nhất là vào tháng 2, tháng 3.

– Cơ chế gây hại của Rệp: Chủ yếu là chích hút. Chúng chích hút bất cứ bộ phận nào của cây, cả cây non và cây trưởng thành. Cây bị hút hết chất dinh dưỡng sẽ bị úa vàng, rụng lá, rụng cành, khô héo và chết. Nếu quả bị nhiễm rệp thì cũng kém phát triển, quả non thì bị vàng và rụng làm giảm năng suất. Ngoài ra trong nước bọt của rệp còn tiết ra 1 loại mật ngọt tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.

Kết quả hình ảnh cho rệp

Cách phòng trừ rệp.

– Tỉa cành, tạo tán, thường xuyên kiểm tra. Khi có triệu trứng cần diệt ngay, không để chúng sinh sản.

– Thuốc diệt rệp : Các loại thuốc trừ sâu để diệt rệp hầu như là các loại thuốc có độ độc nhóm 2 như: Địch bách trùng, Ditarex, Trebon, Bassa, Applaud 10WP, Nurelle D 25/2.5 EC, Mospilan 3EC, Wellof 330 EC.

– Các loại thuốc thảo mộc với hỗn hợp  tỏi, ớt, gừng, hành tăm, thuốc lá, lá cà chua đều không có tác dụng với loài côn trùng này. Vì cơ chế của các loại thuốc thảo mộc là diệt sâu dựa vào độ nóng rát của gừng tỏi ớt, tuy nhiên rệp là loài giáp xác chúng có lớp vỏ rất cứng nên hầu như thuốc thảo mộc không có tác động nhiều đến chúng.

Kết quả hình ảnh cho rệp

– Đối với các loại cây ăn quả trước khi phun có thể phun bằng xà phòng để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngoài, khi đó thuốc sẽ có tác dụng hơn. Ngoài ra có thể dùng loại

– Nếu rệp sáp ở dưới gốc, xới đất nhẹ xung quanh gốc, rải 25 g thuốc Wellof 3GR/gốc, sau đó lấp đất lại, tưới đẫm nước.

Lưu ý: Khi phun thuốc diệt rệp phải vạch từng tán cây, phun trực tiếp vào khu vực trú ngụ của rệp thì rệp mới chết.

Thuốc diệt Rệp ECASI 20 EC

 

Tin Liên Quan